MeQuib

Nghiên cứu đột phá về vai trò của Vitamin K2 với bệnh loãng xương

Vitamin K được tìm ra từ năm 1929. Nhưng phải đến năm 2007, các nhà khoa học mới nghiên cứu sâu về vitamin K2 và nhận ra chất dinh dưỡng này có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, đặc biệt với các vấn đề xương khớp trong đó phải kể đến bệnh loãng xương.

"Chiếc chìa khóa” quyền năng

Xương là một mô có sức sống. Tại xương, quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra song song. Đặc biệt khi càng lớn tuổi, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh hay những người dùng kháng sinh, rượu, bia, thuốc lá nhiều, quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn đồng thời quá trình tạo xương diễn ra chậm hơn, dẫn đến tiến trình loãng xương bị rút ngắn.

Cấu trúc xương bình thường và loãng xương

Hình ảnh cấu trúc xương bình thường và loãng xương

Lúc này bên cạnh việc dừng/ hạn chế các chất có hại cho xương như rượu, bia, thuốc lá... chúng ta cần thúc đẩy quá trình tạo xương và kiểm soát tốt hoạt động hủy xương của cơ thể. Để làm được việc này, chỉ bổ sung canxi và vitamin D như trước giờ nhiều người vẫn nghĩ là chưa đủ.

Các nhà khoa học phát hiện ra một loại protein trong xương có tên Osteocalcin, đóng vai trò như một người vận chuyển, giúp đưa canxi đến đúng nơi cơ thể cần để xây dựng hệ xương chắc khỏe. Protein Osteocalcin cần vitamin D để tổng hợp nhưng để hoạt động được hay không phải nhờ đến sự kích hoạt thường xuyên của Vitamin K2.

Trong trường hợp loãng xương, Osteocalcin được kích hoạt bởi vitamin K2 sẽ vận chuyển canxi đến lấp đầy các bề mặt xương bị vôi hóa và giảm mật độ khoáng, sửa chữa quá trình hủy xương. Bên cạnh đó, vitamin K2 còn “tắt” động cơ của nguyên bào xương, ngăn chặn tình trạng tái hấp thu canxi từ xương – gây ra quá trình hủy xương.

Như vậy, cùng với việc thúc đẩy quá trình tạo xương, vitamin K2 thông qua Protein Osteocalcin sẽ sửa chữa các mô xương, ngăn chặn hủy xương. Ở cơ chế này, các nhà khoa học ví vitamin K2 như chiếc chìa khóa – một mặt khởi động Protein Osteocalcin, một mặt vô hiệu hóa hoạt động tái hấp thu canxi của nguyên bào xương, đẩy lùi tình trạng loãng xương.

Vitamin K2 có ở đâu?

Hai loại vitamin K2 phổ biến nhất là MK-4 và MK-7. Trong đó MK-7 dễ hấp thụ hơn, được sản xuất bởi một số chủng vi khuẩn chuyên biệt, được tìm thấy trong natto (đậu nành lên men) Nhật, các loại phô mai, sữa chua và chế phẩm từ sữa…

Tuy nhiên, giống như hầu hết các vi chất khác, vitamin K2 dễ bị thất thoát trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó công nghệ sản xuất vitamin K2 có vai trò quan trọng trong việc phát huy hết hoạt tính của vitamin này khi vào cơ thể.

MK7 dễ hấp thu

MK-7 dẽ hấp thụ, hoạt tính sinh học cao và thời gian tồn tại trong mạch máu lâu hơn, do đó dễ dàng đáp ứng nhu cầu cơ thể.

Gần đây, vitamin K2 được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến độc quyền của tập đoàn Natto Pharma Na Uy, dựa trên phương pháp truyền thống "Natto" (đậu nành lên men) của Nhật Bản. Đây là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên, mang thương hiệu MenaQ7.

Tránh loãng xương, cần bao nhiêu vitamin K2 mỗi ngày?

Nghiên cứu lâm sàng trên 244 phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh của của GS. Marjo H.J. Knapen (Viện nghiên cứu Tim mạch, Đại học Maastricht, Hà Lan) và cộng sự được công bố mới đây cho thấy, bổ sung vitamin K2 trong ba năm giúp giảm mất xương hiệu quả, đẩy lùi tiến trình loãng xương.

Mena Q7

Cụ thể, sử dụng MenaQ7 (chứa menaquinone7 – một dạng vitamin K2) với liều 180mcg/ngày, giúp canxi được đưa vào xương hiệu quả, làm dày mật độ khoáng và tăng sức khoẻ của hệ xương hông và cột sống, phòng ngừa loãng xương.

Song song với đó, MenaQ7 cũng giúp giảm lượng canxi lắng đọng trong thành mạch máu, từ đó góp phần ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ cho sức khỏe trái tim.

Góp ý - đánh giá

Họ và tên:


Đánh giá - góp ý của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Dở - vô bổ           Hay - bổ ích