MeQuib
Giải pháp mới giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Nếu chỉ uống thật nhiều sữa, tình trạng mất xương, loãng xương ở phụ nữ mãn kinh sẽ chẳng cải thiện bao nhiêu. Các nghiên cứu khoa học mới nhất đã chứng minh, giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa mất xương sau tuổi 50 ở phụ nữ không thể thiếu vitamin K2.
Song song với bổ sung canxi và vitamin D3, vitamin K2 là chất dinh dưỡng không được “vắng mặt” nếu bạn muốn xương chắc khỏe. Vì sao vậy? Mời bạn cùng khám phá các phát hiện mới nhất về giải pháp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh trong bài viết này.
Mối quan hệ giữa vitamin K2 và sức khỏe của xương
Hầu hết chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến vitamin K2. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng tuyệt vời này (một dạng của vitamin K) lại đóng nhiều vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của bạn, trong đó có sức khỏe của xương.
Xương chúng ta được cấu tạo khá đơn giản, bao gồm một lớp vỏ cứng ở bên ngoài và một ma trận xốp của các mô sống ở bên trong. Xương luôn không ngừng phát triển và thay đổi cấu trúc (tự tu sửa) sau mỗi 7-10 năm. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng canxi từ xương vào máu để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất, cho phép xương thay đổi kích thước và hình dạng.
Quá trình này được điều chỉnh chủ yếu bởi các tế bào osteoblasts, có nhiệm vụ xây dựng xương, và osteoclasts, có nhiệm vụ hủy bào cốt. Chỉ khi nào hoạt động xây dựng xương (hấp thụ) vượt quá hoạt động hủy bào cốt (phân hủy), quá trình duy trì bộ xương khỏe mạnh sẽ được kiểm soát.
Các tế bào osteoblast lại sản sinh ra các protein osteocalcin để lấy canxi từ máu lưu thông và liên kết nó với ma trận xương. Osteocalcin liên kết chặt với khung xương và có chức năng làm tăng hàm lượng khoáng chất trong xương, từ đó làm cho bộ xương bền chắc và ít bị gãy hơn.
Điều đáng nói là các protein osteocalcin mới được tạo không thể hoạt động. Chúng cần vitamin K2 để kích hoạt và liên kết với canxi. Do đó, nếu thiếu vitamin K2 lâu dài, mật độ và chất lượng xương của chúng ta sẽ suy giảm. Xương sẽ mỏng dần đi và dễ gãy hơn, nhất là ở đối tượng có tỷ lệ mất xương nhanh ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
Vitamin K2 mang đến lợi ích gì cho phụ nữ mãn kinh?
Như đã phân tích ở trên, vitamin K2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và chuyển hóa canxi của cơ thể. Vì thế, đối với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, loại vitamin này sẽ phát huy các vai trò tối ưu:
- Thúc đẩy sự tích lũy canxi trong xương và răng của bạn, giúp kích hoạt các protein osteocalcin, thúc đẩy sự tích tụ canxi trong xương, làm gia tăng chất lượng và khối lượng xương, giữ cho xương khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
- Làm giảm sự tích tụ của canxi trong các mô mềm như mạch máu và thận bằng cách kích hoạt các protein GLA ma trận, giảm nguy cơ vôi hóa mạch máu - nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tim mạch.
Khi đến tuổi mãn kinh, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm xuống và dẫn đến mất xương. Đối với một số phụ nữ, tình trạng mất xương này diễn ra rất nhanh chóng và nghiêm trọng, có thể mất tới 20% mật độ xương mỗi năm trong 7 năm liên tiếp sau khi mãn kinh. Tỷ lệ mất xương càng nhanh, nguy cơ bị bệnh loãng xương càng cao.
Điều đáng nói là hiện y học vẫn chưa có cách điều trị khỏi bệnh loãng xương. Mục đích của việc điều trị bằng thuốc và bổ sung thức ăn là làm giảm nguy cơ gãy xương bằng cách giảm sự mất xương, cải thiện sự hình thành xương, mật độ xương và sức mạnh của xương. Vì vậy, giải pháp được khuyến khích là phòng ngừa sớm chứng loãng xương bằng cách thay đổi lối sống và kết hợp bổ sung các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ xương hiệu quả như vitamin K2.
Một nghiên cứu kéo dài 3 năm trên 944 phụ nữ mãn kinh ở Nhật cho thấy, những người dùng thực phẩm bổ sung vitamin K2 có mật độ xương suy giảm theo tuổi tác chậm hơn nhiều so với những người không sử dụng.
7 nghiên cứu khác xem xét về mức độ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh đã kết luận, vitamin K2 giúp làm giảm tỷ lệ gãy xương cột sống tới 60%, gãy xương hông 77%.
Đối với việc cải thiện bệnh lý tim mạch ở phụ nữ mãn kinh, sau nhiều nghiên cứu kéo dài từ 7-10 năm, các nhà khoa học nhận định, những người cung cấp đủ lượng vitamin K2 cho cơ thể đã giảm nguy cơ bị vôi hóa động mạch đến 52% và giảm 57% nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Cách bổ sung vitamin K2 hiệu quả dành cho phụ nữ mãn kinh
Nghiên cứu cho thấy, rất khó để có thể hoàn toàn khôi phục cấu trúc xương đã bị suy yếu do loãng xương. Do đó, phòng ngừa bệnh loãng xương là rất quan trọng. Việc cung cấp vitamin K2 với hàm lượng thích hợp 90-120mcg/ngày bên cạnh bổ sung canxi (1.200 mg /ngày) và vitamin D3 (ít nhất 600 IU/ngày) là giải pháp đơn giản và hiệu quả mà mọi phụ nữ sắp, đang và sau độ tuổi mãn kinh nên áp dụng. Không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu chăm sóc sức khỏe của xương và phòng ngừa bệnh loãng xương.
Dù vậy, vitamin K2 vốn là chất dinh dưỡng đặc biệt, rất khó tìm thấy hoặc chỉ có một lượng khá ít trong các thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc động vật như gan, trứng, phô mai và thực phẩm lên men như natto, miso của Nhật. Đáng nói, do tác động của thuốc kháng sinh và sức khỏe đường ruột, việc cơ thể tự sản xuất vitamin K2 và hấp thụ vitamin K2 qua đường ăn uống không nhiều như chúng ta tưởng tượng. Để tối ưu lượng vitamin K2 cho cơ thể, ngoài ăn thực phẩm, các nhà khoa học khuyến cáo, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng cung cấp dồi dào vitamin K2 được chiết xuất từ thực phẩm lên men Nhật như MenaQ7, viên uống Canxi K2.
Ngoài chú trọng bổ sung các dưỡng chất cần thiết, việc xây dựng lối sống khoa học như giữ cân nặng ở mức ổn định; bỏ thuốc lá, giảm uống rượu và tăng cường vận động cũng giúp ích rất nhiều cho xương và sức khỏe tổng thể của bạn.
Có thể bạn chưa biết
- Cứ 1 trong 2 phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương vì bệnh loãng xương
- Nguy cơ gãy xương hông của phụ nữ mãn kinh cũng tương đương với nguy cơ bị ung thư vú, tử cung và buồng trứng ở độ tuổi này.
- Phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới sau tuổi 50 vì xương phụ nữ thường nhỏ và mảnh hơn xương nam giới. Hơn nữa, hàm lượng hormone estrogen - vốn có vai trò bảo vệ xương ở phụ nữ thường suy giảm mạnh ở độ tuổi mãn kinh.
- Khoảng 20% phụ nữ châu Á từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Góp ý - đánh giá
Họ và tên:Đánh giá - góp ý của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!
Bình chọn: Dở - vô bổ Hay - bổ ích